Featured

Bảo Tàng Ngây Thơ – thứ hạnh phúc khó lý giải của kẻ si tình

Từ lúc được một người chị giới thiệu Bảo tàng ngây thơ của Orhan Pamuk cho tới khi tôi đọc xong nó chỉ mất vỏn vẹn 3 ngày. Cuốn sách dày 500 trang này có ma lực đặc biệt đối với tôi dù trước đó hơi e ngại các tác giả nhận Nobel viết văn quá cao siêu mà độ nhăn của não tôi thì hữu hạn khó lòng hiểu hết, như Ông già và biển cả của Ernest Hemingway chẳng hạn.

Continue reading “Bảo Tàng Ngây Thơ – thứ hạnh phúc khó lý giải của kẻ si tình”
Featured

Từ piano ngẫm lại sự học: bớt áp lực cho đời thanh thản

Mọi sự trên đời này, “dục tốc” thì “bất đạt”. Yêu thích cái gì đó, lao vào học, vẽ ra hàng trăm kế hoạch rồi bỏ ngang vì nản. Quen không?

Continue reading “Từ piano ngẫm lại sự học: bớt áp lực cho đời thanh thản”

Thú vui lê la nhà sách

Hạnh phúc là cảm giác make-the-most-of-thứ-7 bằng 2 tiếng lê la nhà sách Cá Chép một mình.

Tôi thấy được là chính mình khi ở nhà sách. Dù 24 tuổi đầu hay chỉ là con nhóc học cấp 2, tôi luôn nhìn thấy mình thật bé nhỏ, giản dị, nhút nhát và đắm chìm. May quá, mình vẫn vậy chẳng thay đổi gì.

Continue reading “Thú vui lê la nhà sách”

Phim xem lúc giãn cách xã hội (Phần 2)

Phủi bụi blog bằng chiếc post note lại vài bộ phim xem từ mấy tháng trước, cái lúc social distancing ở SG còn căng như dây đàn, 100% thời gian chỉ quanh quẩn trong cái chung cư bé tẹo, lúc chưa tìm được kế hoạch mới để đầu óc quay cuồng như 2 tháng qua. Bởi cái chính của phim ảnh là cảm xúc, dĩ nhiên sau mấy tháng mới ghi chép thì cảm xúc cũng rụng rơi ít nhiều rồi, tôi không thể triệu hồi toàn bộ để tường thuật lại bây giờ được. Bài này giống như để tôi tự thỏa mãn thú vui sưu tầm, lưu giữ kỷ niệm nhiều hơn là review, giới thiệu.

Continue reading “Phim xem lúc giãn cách xã hội (Phần 2)”

Phim hay xem lúc giãn cách xã hội (Phần 1)

Sài Gòn tháng 7 2021, đợt dịch lớn nhất từ trước tới nay. Note vắn tắt vài bộ phim đã xem trong thời gian chỉ quanh quẩn ở nhà.

Continue reading “Phim hay xem lúc giãn cách xã hội (Phần 1)”

Dịch bài sonnet số 60 của Shakespeare

Một bài thơ mang nặng triết lý nhân sinh, thời gian mà tôi nghĩ rất phù hợp để suy ngẫm trong lúc Sài Gòn phong tỏa chưa hẹn ngày trở lại,

Bản gốc:

“Like as the waves make towards the pebbl’d shore,
So do our minutes hasten to their end;
Each changing place with that which goes before,
In sequent toil all forwards do contend.
Nativity, once in the main of light,
Crawls to maturity, wherewith being crown’d,
Crooked eclipses ‘gainst his glory fight,
And Time that gave doth now his gift confound.
Time doth transfix the flourish set on youth
And delves the parallels in beauty’s brow,
Feeds on the rarities of nature’s truth,
And nothing stands but for his scythe to mow:
And yet to times in hope my verse shall stand,
Praising thy worth, despite his cruel hand”

– Shakespeare, Sonnet 12

Bản dịch:

Những con sóng hối hả
Từng đợt xô vào bờ
Như thời gian vội vã
Trôi đi, chẳng đợi chờ
Sinh, lão, bệnh rồi tử
Đời người có bao lâu
Vinh quang, chẳng kịp giữ
Cũng tàn dưới hố sâu.
Những khuôn mặt trai trẻ
Hằn đầy vết thời gian
Những thứ gì đẹp đẽ
Sẽ mau chóng lụi tàn.

Một điều ước – thơ anh sẽ sống mãi
Để ngợi ca em, muôn đời chẳng tàn phai.

Thurman

The Weeknd – My Dear Melancholy,

Là mini album mà dù nghe từ 3 năm trước hay bây giờ, vẫn khiến tôi cảm nhận nỗi đau thất tình trọn vẹn nhất. Cứ như nỗi u sầu, “melancholy” của tôi vẫn nguyên vẹn như thế, nằm yên tại một góc bán cầu não bé nhỏ, dù 10 năm hay 20 năm sau, không vơi đi, không đầy thêm (trừ khi tôi thất tình lần nữa). Âm nhạc quả thực là thứ lưu giữ ký ức bền bỉ nhất. 3 năm cũng là khoảng thời gian đủ dài để tôi vượt qua và thành công trong việc sống hạnh phúc hơn, nhưng tôi cũng không biết làm sao kìm nén cảm giác nhói đau mỗi lần nghe lại những bài hát tôi đi cùng một đoạn cuộc đời, khi từng câu chữ của chúng tưởng như hát hộ nỗi lòng mình.

Continue reading “The Weeknd – My Dear Melancholy,”